truyện ngắn : nắng ở đầu đường
nắng ở đầu đường
ở cái thị trấn nhỏ lẻ Cái Tàu Hạ này để tồn
tại thật sự không khó, khi mọi công việc đều không cần bằng cấp mà chỉ cần biết công việc
đó bạn có làm được hay không, và thằng Hải bạn tôi nó đã bỉết trước tư tưởng đó khi
chúng tôi còn cắp chung sách đến trường vào năm lớp 10, thằng Hải và
tôi luôn đội sổ trong lớp mà nó chỉ thiết tha tới việc vẽ vời còn với những con
số, có thể chúng tôi không quen với những con số. Cha thằng Hải là một kẻ nát rượu, 1 tuần có 7 ngày thì
xác cha mà hồn lưu linh đã 4 ngày, 3 ngày còn lại thì y như là cuộc chiến tranh
lạnh của thế chiến thứ II, má thằng Hải là kẻ bán chữ, má nó bán chữ với giá rẻ
bèo nhưng cũng đã là quá khứ má nó đã về hưu và việc duy nhất bà có thể làm là
cằn nhằn cha vào những cuộc gặp gỡ của lưu linh. Ở cái thị trấn nhỏ này việc mà
thằng Hải có thể làm tốt nhất là cười, nó cười vào tất
cả những cái miệng chĩ về nó, Hải nó cũng mất cảm giác xung quanh là những
cái miệng chan chát mỗi sáng luôn dè phe nó, cũng có thể thằng Hải mạnh mẽ hơn tôi nhiều vì nó ra đời quá sớm,
khi chúng tôi còn đi học thì thằng Hải đã tự lo cho chi phí học hành của nó cho
dù gia đình nó không thuộc diện khó khăn gì. Hải nó
từng nói với tôi rằng :
- Rồi sẽ có một lúc tao lên Sài Gòn và tao sẽ khiến Sài Gòn năm dưới chân tao. mày tin không ?
Nhìn nét mặt cứng ngắt của nó thì tôi không dám nói là không tin, nó sẽ " bốp " tôi một cái mất. Nhưng dù sao nó cũng tự tin lắm, Năm 16 tuổi Hải lao vào cuộc đời với công việc bán giầy, nó bán các đôi giầy cũ của người khác và làm chúng mới toanh lại đem đi bán, công việc nói ra thì đơn giản nhưng tôi thấy nó làm công phu lắm một đôi giầy, tôi nói nó :
- Mày làm vậy là lừa đảo người ta, sao không bán giày mới xịn hả mày ?
- Ngốc, tao có vốn đâu mà mua giày xịn, giày này của ông chú Ba đầu xóm ăn cắp về, tao nói ổng để tao bán lấy tiền cò thôi, hihi ?
Câu nói của thằng nhóc 16 tuổi như 1 gã cò nhà đất chuyên nghiệp bán mấy công đất nhà bà Bảy, đến bây giờ tôi vẫn không tin là thằng Hải lại là học sinh đội xổ trong nhà trường, mà cũng đúng nhà trường đâu chỉ dạy cách sống sót ở khu lao động. Thật vậy thằng Hải bán giày ăn cắp ròng rã 3 , 4 tháng đến khi ông chú Ba bị người ta hốt về phường thì nó chuyên sang nghề khác.
- Tao tính dán decal mày ơi !!!
- Mày có biết làm không ?
- Không nhưng tao sẽ làm vì nó đang "hot"
Đang "hot" nghĩ là người ta đang có nhu cầu này, thằng Hải đảo 1 vòng đường chợ, le que hai, ba tiệm nó tấp vào dán cái điện thoại cùi mía của nó, nó và tôi nhìn châm châm vào cái cách mà anh thợ dán làm, hơ lửa, bọc keo, vuốt vuốt vuốt, là những gì thằng Hải thốt lên :
- Dễ quá mày ơi, dễ quá mày ơi.
Cái dễ đó đã làm theo thằng Hải được mấy tháng, chỉ đựoc mấy tháng thôi vì cơ bản nó không thể cạnh tranh được với mấy tiệm gần đó, nó cũng xách ghế như người ta ra ngồi ngã tư nhưng bọn dân phòng đã rượt nó chạy khắp, chạy khắp. Thế là nghiệp dán decal đã khép lại với nó, cuộc mưu sinh làm thằng Hải trông già thấy hẳn, nó lầm lì ít nói hơn trước tình hình có vẻ căng thẳng khi tôi thấy nó phải cố hoàn thành cái tốt nghiệp khi chúng tôi vào 12, cái năm mà mọi học sinh đều lo lắng và hứng khởi chọn 1 môi trường tốt thì chúng tôi là bình chân như vại vì chúng tôi biết, có tết công gô đi chăng nữa thì cuộc sống ở cái thị trấn tỉnh lẻ này thì 2 từ đại học không có trong từ đỉển. Khi những người bạn trạc tuổi chúng tôi đang sung sướng bên gia đình vì dặt được những mục tiêu đặt ra và giúp cho gia đình nở mặt nở mày thì thằng Hải đang rầu vì không biết sau khi nó chia tay những năm tháng học sinh thì việc nó kiếm tiền có khó khăn hơn không, con đường nó đi hằng ngày sao hôm nay bỗng xa vời vợi, xa xăm hơn hay là nó không nhìn thấy phía trước có gì, Hải thất nghiệp... cũng không hẳn nó thất nghiệp vì cơ bản nó đâu có ai chứng nhận nó đã đi làm.
- Tao sẽ bán sách cũ mày ơi
- Một dự án mới nữa hả Hải ?
- Dự án mới toanh, tao vừa tìm ra được nguồn sách cũ thâu mua giá rẻ ?
Nói là làm thằng Hải không bỏ vốn chỉ bỏ công bằng cách lấy tiền khách này xoay cho khách kia để bán sách, Hải nó vui vẻ hẳn khi bán đựơc món hàng nào đó, tôi nghĩ nó sinh ra để làm việc này, nó bán lời nói nhiều hơn là nó bán sản phẩm. Hải chạy đi đầu này đầu kia thu sách cũ, đi nhà này đi nhà kia, không biết khi nào nó tự phong cho mình là cái nghề doanh nhân nữa rồi. Hoa nở rồi cũng tàn, tiệc mà tiệc không tan, nguồn cung sách cũ đã cạn Hải lại ăn ngồi không yên, và nó quyết định sẽ làm một cái gì đó ra trò, làm một cái gì đó ra hồn, mà hồn thì nó đang không biết bay đâu đâu, nó ngước lên nhìn trời và than trời
- Mày ơi, nắng ở đầu đường kìa đẹp ghê, xóm này hình như tắt nắng rồi !!!
Câu nói đượm buồn của nó và tôi cũng nhìn lên và ngạc nhiên sao nắng chỉ có ở đầu đường...
- Rồi sẽ có một lúc tao lên Sài Gòn và tao sẽ khiến Sài Gòn năm dưới chân tao. mày tin không ?
Nhìn nét mặt cứng ngắt của nó thì tôi không dám nói là không tin, nó sẽ " bốp " tôi một cái mất. Nhưng dù sao nó cũng tự tin lắm, Năm 16 tuổi Hải lao vào cuộc đời với công việc bán giầy, nó bán các đôi giầy cũ của người khác và làm chúng mới toanh lại đem đi bán, công việc nói ra thì đơn giản nhưng tôi thấy nó làm công phu lắm một đôi giầy, tôi nói nó :
- Mày làm vậy là lừa đảo người ta, sao không bán giày mới xịn hả mày ?
- Ngốc, tao có vốn đâu mà mua giày xịn, giày này của ông chú Ba đầu xóm ăn cắp về, tao nói ổng để tao bán lấy tiền cò thôi, hihi ?
Câu nói của thằng nhóc 16 tuổi như 1 gã cò nhà đất chuyên nghiệp bán mấy công đất nhà bà Bảy, đến bây giờ tôi vẫn không tin là thằng Hải lại là học sinh đội xổ trong nhà trường, mà cũng đúng nhà trường đâu chỉ dạy cách sống sót ở khu lao động. Thật vậy thằng Hải bán giày ăn cắp ròng rã 3 , 4 tháng đến khi ông chú Ba bị người ta hốt về phường thì nó chuyên sang nghề khác.
- Tao tính dán decal mày ơi !!!
- Mày có biết làm không ?
- Không nhưng tao sẽ làm vì nó đang "hot"
Đang "hot" nghĩ là người ta đang có nhu cầu này, thằng Hải đảo 1 vòng đường chợ, le que hai, ba tiệm nó tấp vào dán cái điện thoại cùi mía của nó, nó và tôi nhìn châm châm vào cái cách mà anh thợ dán làm, hơ lửa, bọc keo, vuốt vuốt vuốt, là những gì thằng Hải thốt lên :
- Dễ quá mày ơi, dễ quá mày ơi.
Cái dễ đó đã làm theo thằng Hải được mấy tháng, chỉ đựoc mấy tháng thôi vì cơ bản nó không thể cạnh tranh được với mấy tiệm gần đó, nó cũng xách ghế như người ta ra ngồi ngã tư nhưng bọn dân phòng đã rượt nó chạy khắp, chạy khắp. Thế là nghiệp dán decal đã khép lại với nó, cuộc mưu sinh làm thằng Hải trông già thấy hẳn, nó lầm lì ít nói hơn trước tình hình có vẻ căng thẳng khi tôi thấy nó phải cố hoàn thành cái tốt nghiệp khi chúng tôi vào 12, cái năm mà mọi học sinh đều lo lắng và hứng khởi chọn 1 môi trường tốt thì chúng tôi là bình chân như vại vì chúng tôi biết, có tết công gô đi chăng nữa thì cuộc sống ở cái thị trấn tỉnh lẻ này thì 2 từ đại học không có trong từ đỉển. Khi những người bạn trạc tuổi chúng tôi đang sung sướng bên gia đình vì dặt được những mục tiêu đặt ra và giúp cho gia đình nở mặt nở mày thì thằng Hải đang rầu vì không biết sau khi nó chia tay những năm tháng học sinh thì việc nó kiếm tiền có khó khăn hơn không, con đường nó đi hằng ngày sao hôm nay bỗng xa vời vợi, xa xăm hơn hay là nó không nhìn thấy phía trước có gì, Hải thất nghiệp... cũng không hẳn nó thất nghiệp vì cơ bản nó đâu có ai chứng nhận nó đã đi làm.
- Tao sẽ bán sách cũ mày ơi
- Một dự án mới nữa hả Hải ?
- Dự án mới toanh, tao vừa tìm ra được nguồn sách cũ thâu mua giá rẻ ?
Nói là làm thằng Hải không bỏ vốn chỉ bỏ công bằng cách lấy tiền khách này xoay cho khách kia để bán sách, Hải nó vui vẻ hẳn khi bán đựơc món hàng nào đó, tôi nghĩ nó sinh ra để làm việc này, nó bán lời nói nhiều hơn là nó bán sản phẩm. Hải chạy đi đầu này đầu kia thu sách cũ, đi nhà này đi nhà kia, không biết khi nào nó tự phong cho mình là cái nghề doanh nhân nữa rồi. Hoa nở rồi cũng tàn, tiệc mà tiệc không tan, nguồn cung sách cũ đã cạn Hải lại ăn ngồi không yên, và nó quyết định sẽ làm một cái gì đó ra trò, làm một cái gì đó ra hồn, mà hồn thì nó đang không biết bay đâu đâu, nó ngước lên nhìn trời và than trời
- Mày ơi, nắng ở đầu đường kìa đẹp ghê, xóm này hình như tắt nắng rồi !!!
Câu nói đượm buồn của nó và tôi cũng nhìn lên và ngạc nhiên sao nắng chỉ có ở đầu đường...